Lừa đảo tài chính quốc tế

Lừa đảo tài chính quốc tế là hình thức lừa đảo nhằm chiếm dụng khoản tiền của nạn nhân.Hình thức cụ thể của lừa đảo tài chính quốc tế thường là "lừa đảo lệ phí trả trước". Đây hình thức lừa đảo nhằm chiếm dụng khoản tiền của nạn nhân với hy vọng sẽ nhận được một khoản tiền khác lớn hơn.[1] Loại tội phạm này còn có nhiều tên gọi khác, ví dụ "Lá thư Nigeria", "Trò lừa 419" hay "Trò lừa ngân hàng Nigeria"[2]),[3], "Tù nhân Tây Ban Nha", "Trò lừa món tiền đen" hoặc "Trò lừa Nga/Ukraina". Tất cả các tên gọi nói trên đều chỉ một loại hình lừa đảo quốc tế có tổ chức và thủ đoạn tinh vi đang lây lan rộng khắp trên cả thế giới.Hình thức tội phạm này có nguồn gốc từ đầu những năm 1980 khi nền kinh tế dựa vào dầu mỏ của Nigeria bị đi xuống. Một số sinh viên đại học thất nghiệp đã dùng thủ đoạn này để lôi kéo các nhà đầu tư vào tham gia các dự án dầu mỏ của Nigeria, về sau, trò lừa này lan rộng sang cả phương Tây và toàn bộ thế giới. Đầu và giữa thập kỷ 1990, bọn lừa đảo sử dụng thư[4], fax và điện báo[5] để gửi các thông báo của chúng. Khi email được sử dụng rộng rãi, chúng dùng các phần mềm phát tán email để gửi các bức thư chào mời. Những năm 2000, trò lừa 419 phát triển khắp châu Phi, châu Á, Đông Âu và gần đây là Bắc Mỹ, Tây Âu (chủ yếu là Anh) và Úc.Con số "419" liên quan đến điều khoản trong Bộ luật hình sự Nigeria (thuộc chương 38: "Chiếm đoạt tài sản bằng cách lừa đảo; Tội lừa đảo")[6]. Hội Phương ngữ Mỹ (American Dialect Society) đã ghi nhận cụm từ "Trò lừa 419" từ năm 1992.[7]Trò lừa "Lệ phí trả trước" có hình thức tương tự một trò lừa lâu đời hơn có tên "Người tù Tây Ban Nha"[8], trong đó kẻ lừa đảo nói với nạn nhân là có một người tù giàu có đã hứa chia cho một phần kho báu nếu nạn nhân chịu bỏ tiền ra hối lộ bọn lính canh để người tù này được thả.Ông Insa Nolte, giảng viên khoa Nghiên cứu châu Phi thuộc Đại học Birmingham đã có nhận xét "Việc email được sử dụng rộng rãi đã góp phần biến trò lừa đảo có tính địa phương này thành một trong số những ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Nigeria".[9]Một số đại sứ quán và các tổ chức khác đã cảnh báo công dân nước họ khi đến thăm một số nước có hoạt động lừa đảo 419, bao gồm các nước Tây Phi: Nigeria[8][10], Ghana,[11][12] Bénin,[13] Bờ Biển Ngà,[14] Togo,[15][16] Senegal[17] và Burkina Faso[18]. Các nước khác cũng có mặt trong danh sách cảnh báo này có Nam Phi[16][19], Tây Ban Nha[19]Hà Lan[20].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lừa đảo tài chính quốc tế http://www.f-secure.com/hoaxes/moneytr.shtml http://www.intercontinentalbankgh.com/web/scamaler... http://www.microsoft.com/protect/yourself/phishing... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9E0... http://www.snopes.com/crime/fraud/nigeria.asp http://www.wired.com/techbiz/it/news/2006/08/71387 http://statelists.state.gov/scripts/wa.exe?A3=ind0... http://travel.state.gov/pdf/international_financia... http://travel.state.gov/travel/cis_pa_tw/cis/cis_1... http://travel.state.gov/travel/cis_pa_tw/tw/tw_928...